Điện thoại không sạc được pin và cách khắc phục tốt nhất
Điện thoại không sạc được pin, sạc pin điện thoại lâu đầy pin, hay sạc điện thoại chập chờn,… là những vấn đề mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải khi sạc pin cho chiếc điện thoại, smartphone của mình, khiến cho không ít người đau đầu vì không biết đó là lỗi do sạc điện thoại, hay do thiết bị di động của mình.
Pin sạc đa năng điện thoại Romoss Solo 4-8000 mAH giá 350.000
Tình huống không sạc được pin điện thoại này không chỉ làm bạn tốn thời gian công sức, khi phải chờ đợi một khoảng thời gian dài cho điện thoại sạc đầy pin, để tiếp tục sử dụng máy đàm thoại liên lạc, vào mạng online, quản lý email, hay thực hiện các giao dịch online như mua thẻ điện thoại Viettel, thẻ điện thoại Vietnamobile, thẻ Gmobile… mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của bạn,…
Điện thoại không sạc được pin và cách khắc phục tốt nhất
Theo các chuyên gia công nghệ, nguyên nhân của tình trạng xuất hiện lỗi khi sạc pin có thể xuất phát từ rất nhiều tình huống, với những phương án giải quyết khác nhau. Tùy theo từng trường hợp mà có cách giải quyết khác nhau. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng sạc điện thoại không vào, sạc pin điện thoại vào chậm, sạc điện thoại không vào pin… mà bạn có thể tham khảo.
1. Tự sửa cổng USB
Tự sửa cổng USB là một trong những cách khắc phục khi bạn thấy điện thoại không sạc được pin hoặc điện thoại sạc pin không vào, hay sạc điện thoại vào chậm. Nguyên nhân rất có thể là do phần bề mặt trong cổng sạc USB và micro USB tiếp xúc không tốt khiến cho việc sạc điện thoại bị chậm, sạc khó nhận,…
Bạn chỉ cần tắt nguồn điện thoại, tháo pin trong smartphone ra, sau đó sử dụng một dụng cụ nhỏ để bẩy các tab nhỏ bên trong cổng USB lên, sau đó lắp lại pin và cắm lại sạc. Đa số người dùng đều phản ánh sau khi thực hiện mẹo nhỏ này việc pin điện thoại không sạc được đã được khắc phục.
2. Vệ sinh cổng sạc cho smartphone
Một nguyên nhân khiến cho sạc điện thoại vào chậm, sạc điện thoại không đầy pin hay điện thoại không sạc được 100%... đó chính là phần sạc tiếp xúc với cáp sạc điện thoại bị dính quá nhiều bụi bẩn, xơ vải… khiến cho việc sạc điện thoại không được nhanh chóng như trước.
Điện thoại không sạc được pin có thể do cổng sạc
Do đó, bạn chỉ cần vệ sinh cổng sạc cho smartphone một cách thường xuyên là có thể giúp cho việc kết nối USB với cổng sạc hiệu quả hơn, làm cho việc sạc pin điện thoại lại trơn tru như trước. Sau khi sạc đầy pin cho smartphone, bạn lại có thể tha hồ sử dụng máy để gọi điện, nhắn tin, vào mạng online, chuyện trò với bạn bè, hay sử dụng smartphone để nạp tiền Mobifone, Viettel, Vinaphone… cho tài khoản điện thoại theo cách online thay cho cách nạp tiền từ thẻ cào giấy thông thường.
3. Đảm bảo sạc điện thoại trong điều kiện an toàn
Đây là điều mà không ít người dùng bỏ qua khi sạc pin điện thoại. Bạn cần chú ý không nên sạc điện thoại ở khu vực có nước tránh trường hợp sạc điện thoại rơi vào nước, sạc điện thoại bị dính nước, cũng như tránh sạc pin trong điều kiện quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, nhiều người thắc mắc việc sạc điện thoại qua đêm có hại không thì câu trả lời là còn tùy thuộc vào điện thoại, cũng như bộ sạc pin điện thoại mà bạn sử dụng. Nhưng để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc, tốt nhất bạn không nên sạc qua đêm.
Ngoài ra, việc sạc điện thoại khi chưa hết pin lâu dần có thể dẫn tới hiện tượng chai pin, hoặc sạc điện thoại quá lâu ngay cả khi pin đã đầy cũng đều không tốt cho tuổi thọ của pin thậm chí có thể gây nổ. Thực tế tình huống sạc điện thoại nổ đã xảy ra, gây ra nhiều nguy hại khó lường.
Ngoài ra, nếu bạn sạc điện thoại có tiếng kêu hay thấy sạc điện thoại kêu rè rè khi đang sạc pin thì bạn nên ngừng sạc, kiểm tra lại củ sạc của máy để đề phòng trường hợp chập cháy. Nếu mua sạc chính hãng, tốt nhất là bạn mang sạc đến địa chỉ mua để được kiểm tra và bảo hành. Bạn cũng nên chú ý xem sạc điện thoại có tốn điện không, nếu có thì rất có thể bộ sạc bạn đang dùng cũng cần phải được kiểm tra.
Trên đây là một số cách khắc phục tình trạng điện thoại không sạc được pin hoặc quá trình sạc pin diễn ra chậm, mất thời gian, hay sạc pin mãi không đầy. Hi vọng với những thông tin này, bạn đã biết được cách khắc phục những lỗi có thể xảy ra khi sạc pin điện thoại.