Bất động sản - Rao vặt nhà đất - Thông tin BĐS mới nhất

Những kiểu lừa đảo kinh điển trên internet dễ mắc nhất

Thứ hai, 2015-10-26 12:00:45
Những kiểu lừa đảo kinh điển trên internet dễ mắc nhất khiến nhiều người tiền mất tật mang

Hot girl xinh đẹp

Những trang hẹn hò với không ít cô gái có hình avatar xinh đẹp đã bòn rút từng đồng xu của các chàng trai. Nhiều người bị thu hút bởi bức ảnh đẹp, rồi làm quen và bắt đầu “cảm nắng”. Một lời đề nghị của cô gái cần ít tiền để mua vé đến nơi gặp mặt không có gì là to tác.

Rồi thêm những lời “vòi vĩnh” để được xem mặt, nạp thẻ Vinaphone 100K, 200K, tiền thuê nhà…và hàng trăm lý do khác. Các anh chàng sẽ chẳng bao giờ được gặp mặt “người đẹp” bởi đó là sản phẩm của công nghệ, chỉ với một bức ảnh và sự ngây thơ của nạn nhân.

Hot girl xinh đẹp

Cạm bẫy từ những hot girl xinh đẹp

Trò lừa đảo cổ điển

Một email từ ngân hàng (hoặc Yahoo, Apple, Google, Facebook) thông báo rằng, tài khoản của bạn gặp vấn đề. Nội dung thư sẽ nhắc tới giải pháp để khắc phục lỗi này bằng cách yêu cầu nhấp vào một đường link khác và đăng nhập vào đó.

Chính từ đây, thông tin tài khoản và mật khẩu của người dùng bị tin tặc đánh cắp. Chúng có thể tiến hành chuyển khoản, lấy luôn tài khoản Facebook hay Gmail để lừa những người thân có trong danh bạ. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới bị mắc lừa với trò tưởng chừng rất đỗi vớ vẩn này.

Gửi SMS

Cũng giống trường hợp ở trên, nhưng thay vì gửi một email, kẻ gian lại sử dụng hình thức gửi tin nhắn SMS. Tất cả sau đó đều diễn ra tương tự và khiến người dùng gặp rất nhiều phiền toái.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ứng tiền Viettel từ 10K đến 50K nhanh chóng nhất

Giả làm người thân để nhờ sự giúp đỡ

lua dao qua internet

Chiêu giả vờ người thân để lừa đảo

Bỗng một ngày, bạn nhận được tin nhắn với nội dung: “Mua hộ em cái thẻ điện thoại với, đang hết tiền mà phòng trọ đóng cửa rồi”, hay như “mày ơi, tao đang ở Sài Gòn, vừa bị mất ví với thẻ ATM rồi, mày bắn tao ít tiền mua vé về với”. Tất nhiên, đây đều là tin nhắn gửi từ số điện thoại (hoặc Facebook, email) của người quen.

Đơn giản vì những kẻ lừa đảo đã đánh cắp thông tin hoặc sở hữu quyền truy cập vào thiết bị (tài khoản) của họ và gửi tới bạn lời đề nghị giúp đỡ. Rất nhiều người sẽ không ngần ngại ra tay “trượng nghĩa” với người thân mà chẳng nghi ngại điều gì. Vì vậy đối với những tin nhắn dạng như thế này bạn hãy cẩn thận liên lạc cụ thể để hỏi lại bạn bè, người thân đê xác thực việc cần nạp tiền điện thoại hay giúp đỡ vật chất có đúng sự thật.

Mua hàng trực tuyến không rõ nguồn gốc

Craigslist là một thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, một địa chỉ quen thuộc của những người thích mua bán, trao đổi hàng hóa. Trang web chuyên đăng tin rao vặt miễn phí này là mảnh đất màu mỡ cho những tên chuyên lừa đảo.

Một số kẻ đăng post rao bán sản phẩm với mức giá rẻ hơn thị trường rất nhiều, nhưng trong đó, chúng ghi cơ sở ở nơi khác ngoài nước Mỹ. Để nhận được hàng, người mua phải gửi trước khoản phí vận chuyển tới các công ty vận chuyển. Không ít người đã gửi tiền đi và được ngân hàng thông báo đó là tài khoản lừa đảo.

Thông báo phát hiện virus

Khi lướt web, người dùng có thể thấy xuất hiện cửa sổ pop-up thông báo máy tính đang bị nhiễm một loại virus nào đó và mời bấm vào liên kết để quét. Tất nhiên, quá trình quét sẽ phát hiện ra tệp tin nguy hiểm kèm lời đề nghị “dọn dẹp” trực tuyến với mức giá “vừa phải”. Nếu đồng ý, “chúc mừng”, bạn đã mất tiền “oan”.

 

 

Liên kết hay